Văn hóa Tây Nguyên – Nét đặc trưng tạo ra sự đắc sắc cho văn hóa Việt

HomeVăn Hóa

Văn hóa Tây Nguyên – Nét đặc trưng tạo ra sự đắc sắc cho văn hóa Việt

Tây Nguyên với sắc thái văn hóa rất đa dạng và phong phú, được biểu hiện rất rõ nét qua nghệ thuật cồng chiêng, lễ hội ở Tây Nguyên và cả kho tàng văn

Những điều tuyệt vời đang chờ bạn khám phá ở THÁI LAN
Đảo Krabi – điểm hot của du lịch Thái Lan hè 2016
Đào sớm nở rộ trên những vườn hoa ở Hà Thành

Tây Nguyên với sắc thái văn hóa rất đa dạng và phong phú, được biểu hiện rất rõ nét qua nghệ thuật cồng chiêng, lễ hội ở Tây Nguyên và cả kho tàng văn học truyền miệng. Thông qua biểu hiện  rất đặc sắc, bạn dễ dàng hiểu được đặc điểm và bản sắc đặc thù ở nơi đây – Vùng văn hóa được hình thành, phát triển trên vùng nương rẫy, khác với vùng đồng bằng.

Văn hóa cồng chiêng

Văn hóa cồng chiêng ở Tây Nguyên có mặt ở 5 tỉnh, tập hợp nhiều dân tộc. Văn hóa này chính là nơi chứa đựng giá trị của nhân loại. Ngoài sức hấp dẫn tại diễn tấu đa đạng thì cồng chiêng còn được xem là biểu tượng tổng hòa giá trị văn hóa như biểu thị đặc trưng, bản sắc văn hóa, giá trị biểu thị đặc trưng văn hóa cho nhóm người, giá trị nghệ thuật, giá trị vật chất, giá trị lịch sử….

Từ xưa cho tới nay, cồng chiêng được xem là đại diện cho nền văn hóa của Tây nguyên, được dùng trong nhiều ngày lễ quan trọng. Bên cạnh đó, nó còn là ngôn ngữ giao tiếp của con người với cả thánh thần, thế giới nào đó. Từ lúc sinh ra cho tới lúc trưởng thành, làm rẫy, làm nhà mới hay người ra chết thì tiếng cồng chiêng vẫn luôn hiện diện. Chiêng mang tới cái thiêng ở trong cuộc sống làm cho con người cảm thấy sống ở trong không gian thâm linh, thanh cao, huyền ảo.

Lễ hội truyền thống

Tương tự như miền Bắc, miền Nam, lễ hội truyền thống cũng là nét văn hóa đặc sắc của Tây Nguyên. Nhưng lễ hội ở đây lại mang nét đặc trưng riêng, biểu thị được quan niệm của những người nơi đây về vũ trụ, con người. Lễ cúng bến nước, lễ ăn cơm mới, lễ mừng thọ của người già… tất cả đều trở thành hội vui và sự cuốn hút tham gia toàn thể của cộng đồng. Mỗi lễ hội ở đây là tổng thể nguyên hợp, tượng trưng cho văn hóa, đời sống của dân tộc ở vùng Tây Nguyên, cho văn hóa nương rẫy.

Có thể nói, lễ hội ở Tây Nguyên chính là môi trường duy nhất mà mọi thứ tinh hoa, văn hóa phi vật thể, vật thể của từng tộc người. Tới đây, ta được nghê tiếng chiêng ngân vang từ cồng chiêng, có cả âm thanh của làng, được xem các thiếu nữ nhảy múa bước trong vòng xoay theo nhịp chiêng, chiêm ngưỡng giàn cúng với tua đan màu sắc. Tất cả tạo ra màu sắc rất đẹp khiến cho nhiều người đến nơi đây đều mê mẩn, thích thú.

Sử thi Tây Nguyên

Ở trong kho tàng văn hóa của Tây Nguyên nói đến giá trị sử thi. Đó chính là áng anh hùng ca. Tuy nhiên gọi theo cách khoa học, thì đây chính là sử thi. Theo tìm hiểu, sử thi hình thành ở trong nền tảng văn hóa và nghệ thuật thời sơ sử, thời cổ đại. Thần thoại để phản ánh được nhận thức của người xưa về nhân loại, cuộc sống, thế giới. Thần thoại gắn liền cùng với nghi lễ, tập quán, phong tục, múa nhạc.

Văn hóa Tây Nguyên vẫn luôn được bảo tồn, phát huy, lưu giữ, phát triển nét tinh hoa ở trong giao tiếp, mối quan hệ của các dân tộc ở vùng Tây Nguyên.

Nguồn: Tổng hợp

Xem thêm

%d bloggers like this: