Nét đẹp văn hóa Mường tỉnh Hòa Bình ( Phần 1 )

HomeVăn Hóa

Nét đẹp văn hóa Mường tỉnh Hòa Bình ( Phần 1 )

Nét đẹp văn hóa Mường tỉnh Hòa Bình ( Phần 1 ) Hoà Bình được xem khu vực có ấn tượng với rất nhiều du khách trong đó đa số các bạn trẻ là những du kh

Nét đẹp văn hóa Mường tỉnh Hòa Bình ( Phần 3 )
Đừng nên bỏ qua những địa điểm du lịch Hoà Bình nổi tiếng
Những nét về bản Lác – Mai Châu dành cho du khách muốn ghé thăm thử một lần

Nét đẹp văn hóa Mường tỉnh Hòa Bình ( Phần 1 )

Hoà Bình được xem khu vực có ấn tượng với rất nhiều du khách trong đó đa số các bạn trẻ là những du khách đa phần tìm hiểu rất nhiều về mảnh đất có chứa nhiều văn hóa Mường rất đặc biệt độc đáo, đa phần là dân tộc người Mường sinh sống.

Dân tộc Mường cư trú chủ yếu ở tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hoá, Ninh Bình, Hà Tây, và rải rác ở một số tỉnh khác như Hà Nam, các tỉnh Tây Nguyên.

Theo những thông tin cho biết số liệu từ khoảng thời gian : 2001 dân số Mường lúc bấy giờ 1.137.515 người, riêng ở khu vực tỉnh Hòa Bình số lượng người Mường chiếm 62.8% dân số. Tỉnh Hòa Bình nằm gần Hà Nội chỉ tầm vài tiếng di chuyển ô tô song người Mường ở Hòa Bình vẫn có những nét riêng biệt của mình cùng với sự thay đổi của thời gian đa phần người Mường cũng hòa nhập nét văn hóa của những người Hà Nội. Sự đoàn kết, nét văn hóa độc đáo tạo nên sức hút rõ rệt của những người Mường trong quá trình giao thoa nền văn hóa tuy hiện nay đã bị ảnh hưởng bởi Hà Nội những nét văn hóa truyền thông vẫn được truyền từ xưa đến nay dù đang giảm dần do thời buổi hiện đại dần. Dân tộc Mường vẫn giữ được những nét văn hoá truyền thống của mình, đó là những nét văn hoá người Việt Cổ.

Theo những kết quả nghiên cứu của nhiều công trình về ngôn ngữ học, về khảo cổ học, dân tộc học,… dần sự khác biệt giữa người dân tộc Mường và dân tộc Kinh đã rất gần những ở những khía cạnh về nguồn gốc : Việt Cổ ( Việt – Mường ) họ là những chủ nhân có từ rất sớm của nền Văn Hóa Đông Sơn đã mang niềm tự hào của dân tộc ta từ rất lâu. Trong quá trình phát triển thì chúng ta cũng được biệt sự di cư dọc theo bờ sông Hồng, sông Mã tiến hành khám phá những vùng đất mới, khai hoang đồng bằng, gầy dựng cuộc sống và kể từ thời điểm này bắt đầu xã hội có sự phân chia : một số ở lại khu vực thung lũng, chân núi thành người Mường và còn những thế hệ sau dần quen lối sống người Kinh và gia nhập nền văn hóa người Kinh những vẫn mang cội nguồn của người Mường.  Sự thật lịch sử này đã phần nào được phản ánh trong câu truyện truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ mà tất cả chúng ta ai cũng biết và tự hào về nguồn gốc của mình.

Lần này chúng tôi giới thiệu nền văn hóa sơ khai từ lúc bắt đầu dù không quá chi tiết nhưng cũng đủ để các bạn hiểu rằng Hòa Bình vốn bắt đầu từ đâu. Cũng theo các nhà ngôn ngữ học, ngôn ngữ của người Mường cũng có nhiều điểm tương quan với ngôn ngữ người Việt, nét văn hóa tương đồng không có nhiều sự khác nhau với văn hóa của người Kinh, điều này cho thấy để gìn giữ nền văn hóa xa xưa rất khó vì có sự gần tương đồng thì đa phần mọi người sẽ muốn gìn giữ nét văn hóa đơn giản gần gũi hơn. Giữ gìn giá trị văn hoá Mường là nhiệm vụ rất lớn trong việc bảo tồn văn hoá truyền thống của dân tộc.

Hoà Bình là tỉnh trung du, miền núi địa hình thấp vừa phải, độ cao trung bình là 300m, xen kẽ các dãy núi là các thung lũng rộng, khá trù phú, từ xa đã nổi lên những trung tâm kinh tế, xã hội Mường như các Mường: Bi, Vang, Thang, Động. Từ xưa đến nay dân tộc Mường cư trú thành từng khu vực như xóm, quê’, thôn làng, gộp lại và thành một Mường cùng với nhiều sự thay đổi cho đến ngày nay. Nhà cửa người Mường từ xa xưa dựng gần nhau không có vạch ngăn cách và sử dụng chung hàng rào, họ thường dựng dưới chân đồi, chân núi, nơi tiếp giáp đồng ruộng.  Người Mường sống giản dị và đơn dựng nhà dựa vào những nguyên vật liệu có sẵn từ cột nhà, mái nhà, tường nhà,… tất cả đều lấy từ trên rừng.

Sự phân bố dân cư Mường ở Hòa Bình gắn liền với nguồn gốc lịch sử, môi trường tự nhiên của khu vực cũng như tập quán sản xuất và sinh hoạt của dân tộc Mường. Không gian sống của người Mường Hòa Bình ngôi nhà sàn truyền thống và ngày nay khi du khách đi tham quan du lịch đến Hòa Bình cũng vẫn sẽ thấy nhiều nét văn hóa bản địa cư dân sống trên nhà sàn truyền thốngNét đặc trưng các bản, làng của người Mường là nằm thấp thoáng trong màu xanh bao la của núi rừng, gần sông, suối và những cánh đồng phì nhiêu. Hoà Bình hầu hết là người Mường. Nhà sàn của người Mường Hoà Bình có giá trị văn hoá phong phú, đa dạng, thể hiện được nét đặc trưng riêng của người Mường.

Nguồn : Tổng hợp

%d bloggers like this: